Mệnh đề quan hệ được chia làm 2 loại:
- Mệnh đề không hạn định (non-restrictive clause)
- Mệnh đề hạn định (restrictive clause).
Dấu phẩy chỉ được sử dụng trong mệnh đề quan hệ không hạn định.
1/ Mệnh đề không hạn định:
Khái niệm: Là mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy, dùng để bổ sung thêm các thông tin (thường là không quan trọng), nhằm làm rõ nghĩa thêm cho danh từ mà nó bổ nghĩa trước đó.
Đặc điểm: Nếu bỏ đi, nghĩa của câu sẽ không bị thay đổi đáng kể.
Đặc điểm: Nếu bỏ đi, nghĩa của câu sẽ không bị thay đổi đáng kể.
Ví dụ 1:
Professor Smith, who is respected by his students, has just died of cancer at the age of 58.
>> Giáo sư Smith, người mà sinh viên rất kính trọng, đã qua đời vì ung thư ở tuổi 58.
Ví dụ 2:
This very interesting novel, which I meant to lend you last week, was the present that my mom give to me on my 15th birthday.
>> Cuốn tiểu thuyết rất thú vị này, cuốn mà tớ định cho cậu mượn vào tuần rồi, là món quà mà mẹ đã tặng vào ngày sinh nhật thứ 15 của tớ.
2/ Mệnh đề hạn định:
Khái niệm: Là mệnh đề dùng để giới hạn ý nghĩa của câu (thu hẹp phạm vi nghĩa của câu), nó cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để người đọc hiểu rõ được nhân tố nào được đề cập đến trong câu. Mệnh đề này không bị ngăn cách bởi dấu phẩy.
Đặc điểm: Nếu bỏ đi câu sẽ vô nghĩa, hoặc làm người đọc không hỉu rõ được ý nghĩa của câu.
Đặc điểm: Nếu bỏ đi câu sẽ vô nghĩa, hoặc làm người đọc không hỉu rõ được ý nghĩa của câu.
Ví dụ 1:
My sister who lives in Bien Hoa city is named Anh Tuyet.
>> Người chị sống tại thành phố Biên Hoà của tôi tên là Ánh Tuyết.
(Nếu không có “who lives in Bien Hoa city” người ta sẽ không rõ là chị hay em gái nào, vì có thể tôi có nhìu chị hoặc em gái)
Ví dụ 2:
The man who talked to Jim last night is my husband.
>> Người đàn ông nói chuyện với Jim đêm qua là chồng tôi.
(Nếu không có “who talked to Jim last night”, câu sẽ trở nên vô nghĩa vì không biết chồng tôi là ai.)
CHÚ Ý:
- My sister who lives in Bien Hoa city is named Anh Tuyet. (mệnh đề hạn định)
- My younger sister, who lives in Bien Hoa city, is named Anh Tuyet. (mệnh đề ko hạn định, có dấu phẩy)
>> Ở câu thứ nhất, thiều mệnh đề quan hệ câu sẽ không rõ nghĩa. Ở câu thứ hai, người ta ít nhất cũng biết được rằng cô đó là em gái tôi (younger sister) và có tên là Ánh Tuyết.
>> Theo mình thì nếu danh từ xác định rõ ràng (người nói người nghe đều biết) thì mệnh đề là không hạn định, còn danh từ không xác định thì mệnh đề là hạn định.
>> Mệnh đề không hạn định không được dùng "that" vì trước "that" không được có dấu phẩy.
>> Theo mình thì nếu danh từ xác định rõ ràng (người nói người nghe đều biết) thì mệnh đề là không hạn định, còn danh từ không xác định thì mệnh đề là hạn định.
>> Mệnh đề không hạn định không được dùng "that" vì trước "that" không được có dấu phẩy.
Trên đây là một chia sẻ của một bạn trên facebook, mình thấy giúp ích cho việc học Anh Văn của mọi người nên share lại, chúc các bạn học tốt và nắm bắt được chủ điểm Tiếng Anh khá quan trọng Cách dùng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ nhé.