Hướng dẫn phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha trong SPSS

Để hiểu nội dung bài viết này, các bạn cần phải nắm được khái niệm Cronbach's Alpha là gì và các điều kiện cần thỏa trong phân tích Cronbach's Alpha ở bài viết này, bạn nào chưa xem nên xem trước nha. Còn bây giờ, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha trên phần mềm SPSS 20.

phan-tich-cronbach-alpha-spss


Để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trong SPSS 20, chúng ta vào Analyze > Scale > Reliability Analysis… 

phan-tich-cronbach-alpha-spss (1)

Thực hiện kiểm định cho nhóm biến quan sát thuộc nhân tố Lương, thưởng, phúc lợi (TN). Đưa 5 biến quan sát thuộc nhân tố TN vào mục Items bên phải. Tiếp theo chọn vào Statistics…

phan-tich-cronbach-alpha-spss (2)

Trong tùy chọn Statistics, các bạn tích vào các mục giống như hình. Sau đó chọn Continue để cài đặt được áp dụng.

phan-tich-cronbach-alpha-spss (3)

Sau khi click Continue, SPSS sẽ quay về giao diện ban đầu, các bạn nhấp chuột vào OK để xuất kết quả ra Ouput:

phan-tich-cronbach-alpha-spss (4)


Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát TN như sau:

1. BIẾN LƯƠNG THƯỞNG PHÚC LỢI - TN


phan-tich-cronbach-alpha-spss

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.790 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Chú thích các khái niệm:
  • Cronbach's Alpha: Hệ số Cronbach's Alpha
  • N of Items: Số lượng biến quan sát
  • Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến
  • Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu loại biến
  • Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến tổng
  • Cronbach's Alpha if Item Deleted: Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Thực hiện tương cho từng nhóm biến còn lại. Các bạn cần lưu ý ở nhóm biến “Điều kiện làm việc”, nhóm này sẽ có một biến quan sát bị loại.

2. BIẾN CƠ HỘI ĐÀO TẠO & THĂNG TIẾN - DT


phan-tich-cronbach-alpha-spss

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.820 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

3. BIẾN LÃNH ĐẠO VÀ CẤP TRÊN - LD


phan-tich-cronbach-alpha-spss

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.818 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

4. BIẾN ĐỒNG NGHIỆP - DN


phan-tich-cronbach-alpha-spss

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.623 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

5. BIẾN BẢN CHẤT CÔNG VIỆC - CV


phan-tich-cronbach-alpha-spss (6)

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.824 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

6. BIẾN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC - DK


phan-tich-cronbach-alpha-spss (7)

® Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát DK1 có hệ số tương quan biến tổng là 0.173 < 0.3. Giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của DK1 là 0.827 > 0.711. Tác giả quyết định loại biến DK1 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo. Chạy lại kiểm định lần thứ 2, ta có kết quả như sau:

phan-tich-cronbach-alpha-spss (8)

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.827 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

7. BIẾN SỰ HÀI LÒNG - HL


phan-tich-cronbach-alpha-spss (9)

® Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.764 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 

Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, có 1 biến quan sát là DK1 cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau: