Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đọc kết quả Cronbach Alpha trong SPSS để các bạn có thể có được những thông tin hữu ích khi nhận xét, trình bày vào bài luận văn, nghiên cứu của mình. Trong mỗi kiểm định của SPSS có rất nhiều tùy chọn, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ chuyên sâu đến cơ bản nhất. Bởi vì có nhiều mục đích nên sẽ có người tích chọn mục này, có người tích chọn mục khác để xuất ra các bảng kết quả cần thiết. Phạm vi bài viết này chỉ tập trung vào các bảng cần thiết phục vụ cho luận văn, do vậy các bạn sẽ tích và các tùy chọn như bài viết này giúp mình nhé.
Dùng 3 tùy chọn đó khi chạy Cronbach Alpha, các bạn sẽ có các bảng xuất ở Ouput như sau: Case Processing Summary | Reliability Statistics | Item-Total Statistics. Chúng ta sẽ đọc kết quả kiểm định Cronbach Alpha từng bảng:
1. Case Processing Summary
Đây là bảng tóm tắt thông cơ bản về các quan sát khi đưa vào kiểm định Cronbach Alpha. Cỡ mẫu là 220 cases. Cả 220 cases này đều hợp lệ (Valid: Số quan sát hợp lệ được chấp nhận đưa vào thống kê), 0 có số quan sát không hợp lệ (Excluded: Số quan sát không hợp lệ đưa vào thống kê). Trường hợp Excluded lớn hơn 0 phổ biến hay gặp nhất là các bạn nhập sót một vài giá trị trong các biến quan sát đưa vào phân tích Cronbach Alpha.
Hình ảnh ở trên là mình chụp lại khi không để trống bất kỳ ô nào. Giả sử mình nhập bị sót 4 giá trị ở 3 hàng (3 hàng = 3 cases) như hình ảnh bên dưới:
Khi đó các bạn thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, bảng output sẽ xuất ra kết quả Excluded là 3, chiếm tỷ lệ 1.4% . Các bạn lưu ý, mặc dù có 4 giá trị nhưng mà chỉ có 3 hàng (3 cases) nên kết quả Excluded sẽ là 3.
Nếu dữ liệu các bạn thu thập xuất hiện Excluded lớn hơn 0, các bạn cần kiểm tra lại xem mình có nhập sót giá trị nào hay không nhé. Trong bình bày bài, các bạn có thể không cần đưa bảng này vào bài làm, bảng này chỉ phục vụ để các bạn rà soát lại việc nhập liệu của mình.
2. Reliability Statistics
Bảng này cho biết giá trị Conbach Alpha của thang đo đưa vào kiểm định là bao nhiêu. Có 5 biến quan sát được đưa vào kiểm định (N of Items), giá trị Cronbach Alpha của thang đo là 0.788. Thường giá trị này lớn hơn hoặc bằng 0.6 thì thang đo được chấp nhận. Để biết chi tiết mức độ tin cậy của thang đo tương ứng với từng mức giá trị của hệ số Cronbach Alpha như thế nào, các bạn xem bài viết Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là gì?
Trên thực tế, giá trị Cronbach Alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy tốt. Tuy nhiên, nếu giá trị này quá lớn (khoảng từ 0.95-1) thì cần đánh giá lại cẩn thận bởi có thể các biến trong thang đo đang rất giống nhau về tính chất, hay các câu hỏi quan sát của nhóm biến này gần như rất giống nhau.
Xem thêm: Tài liệu sử dụng SPSS 20 làm luận văn cực chi tiết và dễ hiểu
Trên đây là bài hướng dẫn cách đọc kết quả Cronbach Alpha trong SPSS. Các bạn cần chú ý 3 bảng kết quả quan trọng ở trên và trường hợp đặc biệt: hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 nhưng hệ số Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo để có thể đưa ra quyết định loại biến chính xác.
Trên thực tế, giá trị Cronbach Alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy tốt. Tuy nhiên, nếu giá trị này quá lớn (khoảng từ 0.95-1) thì cần đánh giá lại cẩn thận bởi có thể các biến trong thang đo đang rất giống nhau về tính chất, hay các câu hỏi quan sát của nhóm biến này gần như rất giống nhau.
3. Item-Total Statistics
Chúng ta sẽ quan tâm đến 3 cột như hình ở trên:
- Cột đầu tiên cho biến các biến quan sát được đưa vào để kiểm định độ tin cậy thang đo.
- Cột thứ hai Corrected Item-Total Correlation, tạm dịch là cột hệ số tương quan biến tổng, cột này các giá trị phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến quan sát mới đóng góp xây dựng độ tin cậy của thang đo, nếu biến quan sát nào có giá trị tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, bạn cần loại bỏ nó đi (xem lý do tại sao loại ở mục các tiêu chuẩn kiểm định Cronbach Alpha trong bài viết ở đây)
- Cột thứ ba Cronbach Alpha if Item Deleted, tạm dịch là giá trị Cronbach Alpha mới của thang đo trong trường hợp loại bỏ biến quan sát này đi. Vậy nghĩa là gì? Như các bạn thấy, hệ số này có giá trị là 0.736 tại hàng của biến TN1. Nghĩa là khi bỏ biến này khỏi nhóm và thực hiện kiểm định lại Cronbach Alpha với 4 biến TN2, TN3, TN4, TN5 hệ số Cronbach Alpha mới của nhóm sẽ là 0.736 chứ không phải 0.788 (bảng số 2: Reliability Statistics) như ban đầu nữa. Như đã đề cập ở mục số 2, giá trị Cronbach Alpha càng lớn thì thang đo càng có giá trị nên trường hợp xuất hiện một số biến quan sát có giá trị Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo (hệ số Cronbach Alpha trong bảng Reliability Statistics), nghĩa là nếu bỏ biến quan sát đó, thang đo sẽ tăng độ tin cậy lên, lúc này các bạn cần xem xét kỹ có nên loại biến đó ra hay không. Nếu Corrected Item-Total Correlation của biến nhỏ hơn 0.3 thì các bạn nên bỏ biến đó, trường hợp Corrected Item-Total Correlation ≥ 0.3 nhưng Cronbach Alpha if Item Deleted > Cronbach Alpha của thang đo bạn cần phải đánh giá thật kỹ, và hỏi thêm ý kiến giảng viên, liên hệ thực tế về mức độ đóng góp của biến này đến thang đo để xem có nên loại hay không.
Xem thêm: Tài liệu sử dụng SPSS 20 làm luận văn cực chi tiết và dễ hiểu
Trên đây là bài hướng dẫn cách đọc kết quả Cronbach Alpha trong SPSS. Các bạn cần chú ý 3 bảng kết quả quan trọng ở trên và trường hợp đặc biệt: hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 nhưng hệ số Cronbach Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo để có thể đưa ra quyết định loại biến chính xác.